Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ đẹp như mới

Sau khoảng thời gian dài sử dụng, căn nhà của bạn sẽ gặp những vấn đề như: có các vết xước, vết nứt, vết ố, vết bẩn, mốc,.... vì thời tiết và những hoạt động hàng ngày khiến cho ngôi nhà của bạn bị xuống cấp trầm trọng.

Lên ý tưởng sơn lại căn nhà cũ

- Căn nhà của bạn sau khoảng thời gian dài sử dụng, sẽ xuất hiện lên những vết xước, vết ố bẩn, do thời gian bào mòn.

- Tường nhà bạn cũng có thể có những vết nứt gây nên tình trạng thấm dột ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của cả ngôi nhà cũng như sự an toàn của những người sống trông ngôi nhà đó.

- Thường thì đa số mọi người sẽ có nhu cầu sơn sửa nhà, thay diện mạo mới cho ngôi nhà cũ để đón măn mới.

- Tường nhà cũ muốn sơn lại thì cần phải được vệ sinh và loại bỏ các vết bẩn, những vết nứt, vết mốc,... lưu lại trên tường nhà. Sau đó bạn mới tiến hành công đoạn sơn chèn lên lớp sơn mới.

Xử lý lại lớp sơn cũ 

- Trước khi bạn sơn lại nhà cũ thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là xử lý những dấu vết lưu lại trên tường.

- Bề mặt tường cần phải được xử lý kỹ bởi đây là công đoạn quan trọng để giúp màu sơn của bạn lên đều màu và đẹp hợn.

- Nếu bạn xử lý tốt màu sơn sẽ bám chắc vào tường, còn ngược lại nếu xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của màu sơn và gây lãng phí sơn khi bạn phải sơn lại nhiều lần.

- Với các vết trên tường nhà bạn có liên quan đến vữa, để xử lý trường hợp này bạn cần cạo hết lớp vữa thừa đó ra và trát lại cho đều. 

- Trường hợp lớp sơn cũ không bám dính tốt bạn có thể dùng bàn chải sắt bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ đi rồi sau đó vệ sinh lại tổng thể bề mặt tường, trét bột, sơn lót chống kiềm và cuối cùng là sơn hoàn thiện.

- Trong trường hợp mà lớp sơn cũ vẫn còn độ bám dính tốt thì bạn chỉ cần làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt rồi sau đó sơn chèn 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn hoàn thiện.

Chú ý điều kiện thời tiết

- Điều kiện thời tiết và khí hậu cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến lớp sơn, nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền màu cũng như khả năng chống thấm.

- Với sự tác động mạnh mẽ của thiên nhiên đến lớp sơn bên ngoài, cùng với khả năng chịu nhiệt, khả năng co giãn linh động với sự thay đổi nhiệt độ thất thường của thời tiết, việc lựa chọn lớp sơn tốt sẽ không gây nên nứt màng sơn.

- Bạn cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn sơn ngoại thất để sử dụng cho căn nhà của mình hơn so với sơn nội thất, bởi nó yêu cầu cao đối với chất lượng sơn và khả năng chống chọi lại các yếu tố gây ảnh hưởng bên ngoài.

- Trường bạn sử dụng sơn nội thất để sơn bên ngoài căn nhà thì rất nhanh nó sẽ xuất hiện những hiện tượng như màng sơn bị bay màu, rêu mốc,...

Lựa chọn màu sơn và chất lượng sơn tốt thích hợp cho căn nhà

- Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ, bạn cần phải nắm rõ được những kiến thức về những kỹ thuật sơn, mà bạn còn cần phải biết cách lựa chọn màu sơn và chất lượng sơn tốt sao cho phù hợp với căn nhà.

- Tiêu chí để chọn sản phẩm sơn tốt là lớp sơn phải có độ bền cao, không bị phai màu nhiều theo thời gian. Sơn không những cần phải đẹp mà còn cần phải tốt vì khi đó bạn sẽ không phải tốn nhiều chi phí để tân trang lại căn nhà nhiều lần.

- Nếu ngay từ lúc đầu chủ nhà đã lựa chọn được lớp sơn tốt thì tuổi thọ ngôi nhà sẽ được tăng lên, chi phí tân trang lại sẽ giảm đi.

- Việc bạn đầu tư mua sơn có chất lượng tốt sẽ giảm thiểu thời gian thi công mà lượng sơn sử dụng lại ít. 

- Nếu bạn lựa chọn đầu tư đúng loại sơn tốt, chất lượng ngay từ đầu, nó còn giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư sơn lại nhà sau nhiều năm.

Quy trình sơn lại nhà cũ

Không phải ai cũng sẽ biết cách sơn nhà cũ sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất thì quy trình tân trang lại bức tường lớp sơn mới phải đạt được hiệu quả cao về tính thẩm mỹ.

Các bước sơn lại nhà cũ như sau:

- Bước 1: Thu xếp gàng và che đậy lại kín những đồ đạc trong nhà trước khi tiến hành quy trình sơn mới. Bước này giúp bạn tránh sơn dây ra đồ đạc, khiến đồ đạc rất khó vệ sinh, gây mất thẩm mỹ.

- Bước 2: Xử lý kỹ các dấu vết lưu lạc trên tường nhà, loại bỏ lớp sơn cũ, cạo bỏ hết các lớp bong tróc,... vệ sinh bức tường sạch sẽ. Trát phẳng lại những chỗ tường bị nứt, những lỗ đinh.

- Bước 3: Đây là bước phủ lại bề mặt tường bằng lớp sơn chống thấm chuyên dụng cho bức tường. Bạn nên sơn lên bề mặt của bức tường từ 2 đến 3 lớp và mỗi lớp sẽ sơn cách nhau 6 đến 8 tiếng.

- Bước 4: Sơn thêm 1 lớp sơn lót để giúp bức tường của bạn đẹp và bền hơn.

- Bước 5: Cuối cũng sẽ là bước sơn tường nhà bằng lớp sơn trang trí mới.

Trong quá trình lăn sơn bạn nên chú ý nhớ lăn đều tay, lăn theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Bạn cũng phải quét lần lượt tất cả các góc, nên để khô lớp sơn trước từ 3 đến 4 tiếng rồi mới bắt đầu sơn lớp sơn kế tiếp.

Tin liên quan

6 màu sơn tường chỉ làm bạn mất ngủ

Phối màu theo phong thủy

Chia sẻ những bí quyết làm sạch tường nhà đơn giản

Những lưu ý khi lựa chọn loại sơn tường bạn nên biết

Hướng dẫn sử dụng sơn nước đúng cách mang lại hiệu quả cao nhất

Mẹo hay sơn tường tránh hiện tượng rêu mốc, bong tróc

Cách tạo nên một không gian nhỏ phù hợp với bạn

Cách chống thấm trần nhà tiết kiệm, hiệu quả bạn nên biết

Từ A đến Z các bước sơn nhà cơ bản, đúng kỹ thuật

Hướng dẫn tính khối lượng sơn nước phù hợp

Cách thi công chấm thấm tốt nhất

Cách chọn màu sơn hợp tuổi với chủ nhà